Phân biệt 직위, 직급, 직책
- 직위: Cấp bậc. Cụ thể là các tên gọi phổ biến như sau: 사원 - 주임 - 대리 - 과장 - 차장 - 부장 - 상무보 (이사) - 상무 - 전무 - 부사장 - 사장 - 부회장 - 회장. Tổng cộng là 13 cấp bậc.
- 직급: Ngạch bậc. Để chỉ các ngạch bậc cụ thể theo thâm niên của từng cấp bậc. Ví dụ 대리 2호봉, 과장 3호봉. 직급 thường không được đề cập, thường chỉ dùng nội bộ khi cần phân biệt thâm niên.
- 직책: Chức vụ. Là chức vụ cụ thể trong công ty. Cấp bậc là cách gọi chung, nhân viên nào cũng có cấp bậc, trong đó chỉ có một số người nắm chức vụ cụ thể. Thường gọi với các tên như sau: 파트장 - 팀장 - 실장 - 본부장 - 사업부장 - 최고경영자 và nhiều chức vụ khác nữa như 공장장, 법인장, 단장, 소장, 지사장, 지점장, 센터장, 단지장, 대표...
Có thể lấy 1 ví dụ để thể hiện đầy đủ nhất về một người trong công ty: 직위 của 홍길동 là 부장, 직급 là 부장 3호봉, 직책 là 경영실장
Có thể lấy 1 ví dụ để thể hiện đầy đủ nhất về một người trong công ty: 직위 của 홍길동 là 부장, 직급 là 부장 3호봉, 직책 là 경영실장
직위 - cái khó nhất phân biệt nhất và thường gặp nhất. Quan trọng là ai cũng cần biết rõ về cấp bậc.
1. Cấp bậc truyền thống từ thấp lên cao: 사원 – 주임 - 대리 – 과장 – 차장 – 부장 – 상무보(이사) – 상무 - 전무 – 부사장 – 사장 .
2. Cấp bậc cải cách từ thấp lên cao: 사원 – 선임 – 책임 – 수석 – 상무 – 전무 – 부사장 – 사장.
Nhiều người thấy khó nói tiếng Việt khi diễn giải các cấp bậc nêu trên. Tôi có một cách dùng là qua tiếng Anh để diễn giải ra TV. Lưu ý là sẽ không bàn về tiếng Anh vì nó rất đa dạng, ở đây chỉ là tiếng Anh mà người Hàn thường dùng để chỉ các cấp bậc của họ. Chúng ta không nhầm lẫn cấp bậc với chức vụ thì sẽ dễ nhớ hơn.
- Cụ thể đối với cấp bậc truyền thống.
Tiếng Hàn Tiếng Anh Tiếng Việt
사원 Staff Nhân viên
주임 Assistant Manager Chuyên viên
대리 Assistant Manager Chuyên viên chính
과장 Manager Quản lý
차장 Deputy General Manager Phó Tổng Quản lý
부장 General Manager Tổng Quản lý
상무보 Assistant Managing Director Phó Giám đốc
상무 Managing Director/Vice President Giám đốc (Cách dùng sát hơn để không bị nhầm với chức cao nhất của nhiều công ty VN thì dùng là Thành viên Ban Giám đốc)
전무 Senior Managing Director
Executive Vice President Phó TGD điều hành
부사장 Senior Executive Vice President Phó TGD
사장 President Tổng Giám đốc
2. Cấp bậc cải cách từ thấp lên cao: 사원 – 선임 – 책임 – 수석 – 상무 – 전무 – 부사장 – 사장.
Nhiều người thấy khó nói tiếng Việt khi diễn giải các cấp bậc nêu trên. Tôi có một cách dùng là qua tiếng Anh để diễn giải ra TV. Lưu ý là sẽ không bàn về tiếng Anh vì nó rất đa dạng, ở đây chỉ là tiếng Anh mà người Hàn thường dùng để chỉ các cấp bậc của họ. Chúng ta không nhầm lẫn cấp bậc với chức vụ thì sẽ dễ nhớ hơn.
- Cụ thể đối với cấp bậc truyền thống.
Tiếng Hàn Tiếng Anh Tiếng Việt
사원 Staff Nhân viên
주임 Assistant Manager Chuyên viên
대리 Assistant Manager Chuyên viên chính
과장 Manager Quản lý
차장 Deputy General Manager Phó Tổng Quản lý
부장 General Manager Tổng Quản lý
상무보 Assistant Managing Director Phó Giám đốc
상무 Managing Director/Vice President Giám đốc (Cách dùng sát hơn để không bị nhầm với chức cao nhất của nhiều công ty VN thì dùng là Thành viên Ban Giám đốc)
전무 Senior Managing Director
Executive Vice President Phó TGD điều hành
부사장 Senior Executive Vice President Phó TGD
사장 President Tổng Giám đốc
- Cụ thể đối với cấp bậc cải cách.
Tiếng Hàn Tiếng Anh Tiếng Việt
사원 Staff Nhân viên
선임 (ghép lại của 주임, 대리) Assistant Manager Chuyên viên
책임 (ghép lại của 과장, 차장) Manager Quản lý
수석 (tương đương 부장) General Manager Tổng Quản lý.
Tiếng Hàn Tiếng Anh Tiếng Việt
사원 Staff Nhân viên
선임 (ghép lại của 주임, 대리) Assistant Manager Chuyên viên
책임 (ghép lại của 과장, 차장) Manager Quản lý
수석 (tương đương 부장) General Manager Tổng Quản lý.
Khác nhau giữa 대표이사/사장/회장.
- 대표이사: Là chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là đại diện theo pháp luật của công ty. Chiếu theo Luật Doanh nghiệp VN thì chính là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ (và được hiểu đồng thời là Người đại diện theo pháp luật của công ty). Rất nhiều người dùng khiên cưỡng là Giám đốc Đại diện theo kiểu dịch word by word, không có trong tiếng Việt, chính xác hơn là không dùng như vậy, kể cả theo thói quen và trong luật.
- 사장: là cách gọi Giám đốc/Tổng giám đốc theo nghĩa thông thường, theo thói quen.
- 회장: là cách gọi Chủ tịch theo nghĩa thông thường, theo thói quen.
사장 và 회장 không phải là từ/chức vụ chính thức có trong luật HQ. Trong luật HQ chỉ dùng là 대표이사, nhưng khi gọi ở ngoài thì người ta có đủ cách dùng 사장, 회장, 대표, 대표이사.
Ở VN khi gọi là Giám đốc/Tổng Giám đốc hay Chủ tịch thì chưa thể biết là người này có phải là Người đại diện theo pháp luật hay không? Nhưng ở HQ khi đã gọi là 대표이사 thì hiểu là Người đại diện theo pháp luật.
Nếu nói tiếng Hàn và làm việc cho và/hoặc với công ty HQ thì bạn cần biết.
1. 임원 về cơ bản là Thành viên HĐQT hoặc Ban giám đốc, trong đó chia ra 등기임원 và 비등기임원. 등기임원 là Thành viên HĐQT như cách hiểu theo luật VN, thông thường một công ty chỉ có khoảng 5~7 người, họ được đăng ký tên trong giấy đăng ký pháp nhân. Còn lại là 비등기임원, tức là Thành viên Ban giám đốc, số lượng lớn hơn nhiều lần tùy quy mô công ty. Ví dụ Công ty Điện tử Samsung có gần 1100 người là 임원, trong đó chỉ có hơn 10 người là 등기임원, còn lại là 비등기임원.
2. Điều cần lưu ý là: từ cấp nhân viên 사원 lên đến tổng quản lý 부장 thì là người lao động chính thức trong công ty. Trên cấp đó sẽ là 임원, thường có tên gọi cụ thể là 상무보, 이사, 상무, 전무, 부사장, 사장, 대표이사. Thông thường khi được lên cấp 임원 thì người đó sẽ không còn được coi là người lao động chính thức nữa nên họ được nhận trợ cấp thôi việc và hợp đồng với công ty chuyển từ hợp đồng không có thời hạn sang hợp đồng có thời hạn, thường là 1 năm.
Theo đó, thù lao sẽ được tăng đột biến so với tổng quản lý 부장, nhưng ngược lại họ chỉ được bảo đảm thời hạn làm việc trong công ty 1 năm, cứ hết 1 năm lại gia hạn hoặc phải nghỉ việc, tùy thuộc vào thành tích, năng lực làm việc và chính sách cty.
3. Vì cơ chế đó, ở HQ có nhiều trường hợp phấn đấu thành 임원 để hưởng thù lao cao dù không được lâu dài kiểu như 1 phút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn buồn le lói suốt trăm năm, nhưng cũng có trường hợp thích le lói trăm năm nên...cứ chỉ làm 부장, nhận lương thấp hơn nhiều nhưng được lâu dài:))
Do vậy chúng ta đừng khó hiểu khi có ông 임원 thét ra lửa, nhưng đến cuối năm tự nhiên thấy out khỏi công ty, trong khi cả một đội từ 부장 trở xuống vẫn...ổn định, lâu dài^^
No comments:
Post a Comment